Tìm kiếm Blog này

Thứ Bảy, 31 tháng 8, 2019

KRACK là gì? Kỹ thuật tấn công mạng wifi KRACK?

KRACK là gì? Vì sao kỹ thuật tấn công mạng Wi-Fi KRACK phá vỡ cơ chế bảo mật WPA2?

KRACK là kỹ thuật tấn công đầu tiên trong vòng 15 năm qua bẻ gãy được cơ chế bảo mật WPA/WPA2, được cho là rất vững chãi. Và đây không phải chỉ là 1 kỹ thuật tấn công Wi-Fi đơn lẻ, mà là 1 bộ các lỗi bảo mật được phối hợp để hạ gục cơ chế bảo mật WPA.

Mức độ nguy hiểm của Wi-Fi KRACK

Với kỹ thuật tấn công KRACK này, Hacker có thể giải mã kết nối Wi-Fi, xem được bạn đang truy cập trang web nào, đang chat với ai, vừa mới gõ mật khẩu đăng nhập vào trang nào, và dĩ nhiên là không thể bỏ qua mật khẩu quan trọng như ngân hàng, tài khoản tín dụng,...
Lỗi bảo mật này ảnh hưởng tới tất cả các thiết bị Wi-Fi hiện nay, kể từ khi chuẩn bảo mật WEP bị phá vỡ 10 năm trước thì đây là lần đầu tiên sau cả thập kỉ, người dùng Wi-Fi bị đe dọa an toàn 1 lần nữa.
Windows, Linux, Android, iOS, MacOS đều bị ảnh hưởng, tất cả các thiết bị thu phát sóng Wi-Fi đều bị ảnh hưởng, từ Router, Access Point, Modem Wifi tới tất cả các điện thoại di động, laptop, smartwatch. Wi-Fi của nhà bạn và công ty bạn cũng không còn an toàn để bạn thoải mái lướt net nữa. Mọi dữ liệu truyền qua Wi-Fi đều có thể bị giải mã và lấy cắp.
Hacker còn có thể "chèn" vào kết nối mạng Wi-Fi của bạn virus, trang đăng nhập giả, và đủ thứ ma quái khác để tấn công bạn sâu hơn là chỉ để theo dõi bạn đang coi trang web gì. Bạn sẽ bị điều khiển máy tính, điện thoại, bị nghe lén cuộc gọi, bị quay lén webcam, bị mất dữ liệu nhạy cảm và tỉ tỉ thứ khác.

Nạn nhân là ai?

Android và Linux là 2 nền tảng ghi nhận những công kích đầu tiên từ lỗ hổng bảo mật Wi-Fi KRACK. Nguyên nhân là do các công ty này tuân thủ rất đúng thiết kế bảo mật 802.11x.
Windows, Mac OS và iOS lúc này vẫn đang an toàn, tuy nhiên thời gian "sung sướng" là không lâu, và hacker sẽ bắt đầu tấn công khi phân tích thành công tài liệu về 10 lỗi bảo mật đang bị rò rỉ ra thế giới bên ngoài.
Tin mừng là lỗi bảo mật này hầu hết đều có thể vá từ phía client (laptop, điện thoại) của các bạn mà không cần bắt buộc can thiệp vào Router Wi-Fi, chỉ cần vá 1 chiều là khả năng tấn công về gần như về "không".
Tuy nhiên, với lợi thế về nền tảng thì các hệ điều hành như Windows, iOS, MacOS rất dễ dàng ngăn cản các cuộc công kích bằng bản vá lỗi (Windows đã vá thành công, bạn có thể kiểm tra update).
Linux và Android, đặc biệt là trên các thiết bị đời cũ thì khả năng "sống chung với lũ" là rất cao. Vì bản vá lỗi sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến quá trình hoạt động của thiết bị.

Quy trình xâm nhập và tấn công lổ hổng Wifi KRACK


Hiện tại có 10 lỗi liên quan đến lổ hổng bảo mật này, và hacker có đến hàng trăm, hàng ngàn cách tấn công và khai thác khác nhau:

  • CVE-2017-13077: Reinstallation of the pairwise encryption key (PTK-TK) in the 4-way handshake.
  • CVE-2017-13078: Reinstallation of the group key (GTK) in the 4-way handshake.
  • CVE-2017-13079: Reinstallation of the integrity group key (IGTK) in the 4-way handshake.
  • CVE-2017-13080: Reinstallation of the group key (GTK) in the group key handshake.
  • CVE-2017-13081: Reinstallation of the integrity group key (IGTK) in the group key handshake.
  • CVE-2017-13082: Accepting a retransmitted Fast BSS Transition (FT) Reassociation Request and reinstalling the pairwise encryption key (PTK-TK) while processing it.
  • CVE-2017-13084: Reinstallation of the STK key in the PeerKey handshake.
  • CVE-2017-13086: reinstallation of the Tunneled Direct-Link Setup (TDLS) PeerKey (TPK) key in the TDLS handshake.
  • CVE-2017-13087: reinstallation of the group key (GTK) when processing a Wireless Network Management (WNM) Sleep Mode Response frame.
  • CVE-2017-13088: reinstallation of the integrity group key (IGTK) when processing a Wireless Network Management (WNM) Sleep Mode Response frame.

Thứ Sáu, 30 tháng 8, 2019

Thiết kế Web chuẩn SEO, 19 lầm tưởng và sự thật

Chúng ta thường nghe thấy Web Chuẩn SEO, vậy chuẩn SEO là gì? Tôi thấy chúng ta lạm dụng cách nói này quá nhiều, thậm chỉ là nói cho có. Ngày hôm qua (30/08) tôi và các bạn cùng tìm hiểu 1 vấn đề mà mọi người đang tìm hiểu đó là “Web chuẩn SEO thực sự là như thế nào”, cùng thuyết trình là cậu Khánh (Project Manager của Diziweb) – một người đặc biệt giỏi Code. Lý do tổ chức buổi đó là bởi vì có lần tôi đã cãi nhau với Khánh và các bạn coder về cái gì gọi là web có thể SEO lên được…
Nói về Diziweb, trước đây tôi làm Quảng cáo, SEO cho khách, khi khách cần thiết kế web thì đều giới thiệu cho các công ty đối tác, sau đó phát hiện ra bên ngoài web rất ok nhưng bên trong lỗi khắp nơi không thể SEO được. Không thể “nhờ vả” và “tin tưởng” được tôi đã lập ra Diziweb (web chuẩn Digital). Sau đó mời nhiều bạn code về làm việc … và tôi tưởng thế là đã ngon. Cho tới khi làm việc cùng nhau tôi mới phát hiện ra tại sao một công ty làm web (thuần) thường làm ra website dù “rất xịn” nhưng lại mắc nhiều lỗi Onpage rất đơn giản và cũng thắc mắc sao họ không đọc/học/tự vọc để có thể làm web cho khách tốt hơn, đúng là “chuẩn SEO” thật chứ không phải chém gió. Hóa ra là TƯ DUY CODE & TƯ DUY SEO là 2 thứ khác nhau.
Trong bài này tôi sẽ chia sẻ với các bạn, cả chủ doanh nghiệp, đang làm Marketing hoặc Code, những tư duy rất cơ bản/đơn giản/bản chất về Onpage SEO.
  1. Xem nhanh nội dung bài viết

    Onpage là gì

    Đầu tiên phải nói tới các mảng công việc trong SEO: Nghiên cứu từ khóa, Cấu trúc website, Onpage, Content, Offpage (Social, Traffic, Behavior…). Onpage là những việc bạn thao tác, thực hiện trên website của mình để tối ưu nó nhằm mục đích … lên top. Tất nhiên chỉ Onpage thôi thì không phải cứ thế tự dưng lên top. Tuy nhiên nếu Onpage không tốt thì bạn sẽ … khó lên top. Website được Onpage tốt chính là việc bạn đang sở hữu một nền móng chắc chắn để xây nhà sau này.
    Lời khuyên từ Google (xin lỗi tôi không tìm được url dẫn chứng, ảnh này chụp trên 1 page nào đó của Google tôi đã dùng trong các slide thuyết trình từ lâu mà quên mất nó từ bài nào của Google rồi):
    Thế nào là một website Google mong muốn bạn làm
    Một cách rất rõ ràng, Google muốn website của bạn “có thông tin mà người dùng đang tìm kiếm”. Bạn nghĩ điều này có vẻ đơn giản và hơi hài hước đúng không? Không hề, phần lớn website chúng ta không lên top vì lý do rất đơn giản: chúng ta không có CHÍNH XÁC thông tin mà khách hàng đang tìm kiếm.
    • Nguyên tắc chung của một người quản trị website:
      • Website tối thiểu cơ bản cần “Giúp Google tìm thấy trang web của bạn”. Có một số website do lỗi nào đó vô tình đã khiến Google Bot rất khó tìm ra hoặc tìm đầy đủ nội dung trên website
      • Sau đó, cần “Giúp Google hiểu trang của bạn”:  Nội dung mà người dùng nhìn thấy và nội dung mà Google nhìn thấy có rất nhiều điểm khác nhau, vì vậy website cần có các yếu tố kỹ thuật giúp Google hiểu trang web hơn (đây là phần chính của việc tối ưu Website chuẩn SEO – kỹ thuật).
      • Giúp khách hàng truy cập sử dụng trang của bạn tốt hơn: phần này thì tôi tư duy ngược lại, làm website cho người dùng trước, cho bot Google sau. Thật ra tư duy theo người dùng hay theo bot thì cũng giống nhau, đôi khi chúng ta nhầm rằng một việc nào đó trong chuẩn SEO là tối ưu cho bot, chính việc đó làm chúng ta nhầm lẫn. (Tham khảo: https://support.google.com/webmasters/answer/35769?hl=vi ; Đọc thêm: Nguyên tắc về chất lượng, nguyên tắc cơ bản, nguyên tắc cụ thể …)
    • Định nghĩa web chuẩn SEO kiểu SEONGON: theo nghiên cứu của tôi thì hệ thống Google là một hệ thống 3 win, vì vậy khi thiết kế ra 1 website cũng cần đảm bảo nguyên tắc “3 bên cùng thắng lợi” là Doanh nghiệp, Người dùng rồi mới tới Google. Việc tập trung làm ra 1 website chỉ với mục đích ban đầu là tối ưu cho Google thì sau khi có thứ hạng tốt bạn sẽ lại bối rối nhận ra là người dùng của bạn và cuối cùng là bạn mới cần là đối tượng được tối ưu nhất. Doanh nghiệp cần lợi nhuận/đơn hàng, người dùng cần thông tin mà họ đang tìm kiếm, Google cần đọc và hiểu những điều bạn đang truyền tải. Vì vậy trong bài này tôi sẽ nói tới Web chuẩn SEO dưới 2 góc độ là NGƯỜI DÙNG và GOOGLE (phần tối ưu cho doanh nghiệp để ra chuyển đổi thì nó là một chủ đề riêng và rất lớn nên xin phép nói trong 1 bài viết khác.
      Tối ưu Website chuẩn SEO
  2. Tối ưu website cho người dùng

    Người làm SEO thương nhìn mọi góc độ tối ưu website để phục vụ Google, chính việc đó dẫn tới một số quan điểm sai lầm về tối ưu website. Phần này tôi sẽ nói tới các yếu tố đáng ra cần tối ưu cho người dùng nhưng lại vô tình làm sai khi chỉ nhìn dưới góc độ Google.
    • Tối ưu Mobile: Điều này có quan trọng không? trên 50% traffic của bạn đến từ Google là tìm kiếm trên di động. Thời đại bây giờ là Mobile-First, ngay cả Google cũng đang nhanh chóng đi theo xu hướng này. Họ thông báo rằng đến tháng 7/2018 sẽ đưa tốc độ của phiên bản mobile website vào để tính toán thứ hạng. Bây giờ bạn cần tối ưu như thế nào?
      • Trước hết bạn có thể tự chấm điểm tối ưu và tốc độ của website bạn theo đánh giá của Google tại đây: https://testmysite.thinkwithgoogle.com/và https://search.google.com/test/mobile-friendly. Tuy nhiên điều đó chắc chắn là chưa đủ.
        Giao diện mobile website sẽ cần các icon, menu lớn hơn dễ thao tác hơn
      • Bạn có thể ngay lập tức ứng dụng AMP cho website của mình (Google đang hoàn thiện dần) để tăng tốc độ tải trang trên Mobile theo “chuẩn Google”. AMP là dự án của Google, nó tương tự Instant Article của Facebook vậy. Xa hơn 1 chút, nếu bạn là coder thì hãy tìm hiểu về Progressive web app.
      • Ngoài yếu tố tối ưu tốc độ hay Mobile Friendly theo đánh giá của Google, điều bạn cần nhớ là hành vi người dùng trên Mobile và PC là khác nhau. Phiên bản trên Mobile cần có icon/nút/menu lớn, khoảng cách chữ phải thoáng hơn trên PC … Đoạn này khá dài dòng, bạn có thể xem tài liệu hướng dẫn Google tại đây hoặc bài này https://support.google.com/adwords/answer/7323900?hl=vi
    • Sơ đồ website cho người dùng: nếu bạn vào 1 site của “Tây” thì gần như chắc chắn nếu bạn kéo xuống chân trang sẽ thấy Sitemap. Và đây là nơi bạn có thể nhìn thấy hết các dữ liệu của webiste. Nó giống như sơ đồ tòa nhà vậy. Nếu website bạn có cấu trúc lớn, nhiều nội dung/sản phẩm thì nên có sitemap này.
      Sitemap của Apple.com dành cho người dùng
    • Đường dẫn ngược (Breadcrum): là nơi khách hàng có thể di chuyển ngược lên trên để xem nhiều sản phẩm hơn. Rất tốt để giúp khách hàng xem thêm nhiều thông tin mà họ quan tâm hơn.
      Đường dẫn ngược là đoạn Trang chủ ›Điện thoại ›Samsung
    • Tối ưu ảnh: tôi sẽ giải thích các yếu tố cần có trong 1 bức ảnh (thường được người làm SEO suy luận là nơi để chèn từ khóa).
      • Thẻ ALT (Alternative): là nội dung mà bạn nên điền vào để người dùng có thể đọc được trong trường hợp không nhìn thấy ảnh. Bạn có để ý khi đọc email đôi khi không hiển thị ảnh không? Lúc đó nội dung trong thẻ ALT sẽ hiện ra và bạn có khi không cần phải xem ảnh nữa.
      • Thẻ Title: Bạn có thể chỉ vào bức ảnh phía dưới, sẽ hiện ra 1 dòng “các yếu tố cần có trong ảnh, ảnh ví dụ là Avatar của Mai Xuân Đạt”, đó là nội dung của Title. Title được hiểu là đoạn chú thích thêm cho ảnh nếu người đọc nhìn ảnh mà vẫn không hiểu
      • Đường dẫn ảnh: giả xử bức ảnh bên dưới, link của bức ảnh là https://seongon.com/wp-content/uploads/2018/03/Screen-Shot-2018-03-24-at-11.58.13-AM.png. Nhìn link đó bạn có hiểu ảnh nói gì không? Tất nhiên là không, link bức ảnh nên là http://trangwebcuarban.com/wp-content/uploads/2018/03/ten-buc-anh.png
      • Caption: là mô tả xuất hiện bên dưới bức ảnh, giống như các bức ảnh mà bạn xem khi đọc báo vậy.
        Ví dụ về yếu tố cần có để SEO trong 1 bức ảnh
        Tôi dùng avatar của tôi để làm ví dụ về các yếu tố cần có trong ảnh
    • Dữ liệu có cấu trúc: bạn nhìn thấy kết quả của haixom.com có 2 điểm lạ chứ (Xếp hạng và đường dẫn). Đó là kỹ thuật website khai báo để Google hiển thị thêm dữ liệu, đại loại thế. Phổ biến tại VN thì có thể sử dụng 2 thứ đó. Còn nhiều thứ khác hay ho hơn giúp kết quả website bạn trên công cụ tìm kiểm trở nên nổi bật. Tham khảo thêm: https://developers.google.com/search/docs/guides/search-features. Nếu không biết code thì một người “bình thường cũng có thể sử dụng công cụ Google để làm việc này (Tham khảo: https://support.google.com/webmasters/answer/3069489?hl=vivà https://support.google.com/webmasters/answer/2692911?hl=vi )
      2 nippets là chấm điểm (sao) và đường dẫn "đẹp"
    • Điều hướng: phần này lằng nhằng nhất, thường là không bao giờ làm 1 lần mà đúng. Điều hướng là các phần trên website giúp khách hàng di chuyển dễ dàng tới các phần thông tin trên website mà họ quan tâm.
      • Menu chính (1 & 2 trong hình, thường là chỉ cần số 2): phần này đặc biệt quan trọng, khách hàng rất hay tương tác những danh mục, nội dung lớn mà họ quan tâm.
      • Đường dẫn ngược (3): đã nói ở trên
      • Menu bên (4): trình bày những gì liên quan đến nội dung mà khách hàng đang duyệt web, hoặc những nội dung/sản phẩm nổi bật mà bạn đang muốn giới thiệu tới khách hàng.
      • Nội dung liên quan (5): sản phẩm hoặc tin tức liên quan. Bạn sẽ thấy báo chí làm rất tốt việc này, khiến bạn vào đọc 1 bài là tò mò đọc hết chuỗi bài liên quan.
      • Chân trang (6): nếu vào website nước ngoài, thói quen của tôi là cái gì tôi quan tâm mà nhìn ở trên không thấy thì tôi sẽ kéo ngay xuống dưới thì kiểu gì cũng có (giá, giới thiệu sản phẩm, liên hệ, sitemap …)
      • Điều hướng trong bài (không có ở hình minh họa): ví dụ trong bài viết này tôi đã điều hướng bạn đọc thêm khá nhiều bài khác trên webiste của tôi hoặc website mà nội dung của nó làm tôi tin tưởng.
        6 yếu tố điều hướng trên website
    • Đường dẫn: Phần này vẫn rất nhiều tranh cãi thế nào là một đường dẫn tối ưu SEO. Theo tôi thì đường dẫn nào Google cũng đọc được, một số dạng hay gây khó cho Google thì bạn đọc ở đây. Tôi sẽ đưa quan điểm URL tốt cho người dùng như sau:
      • Một đường dẫn thân thiện với người dùng là khi người dùng không cần truy cập trang mà chỉ nhìn đường dẫn cũng hiểu họ đang chuẩn bị được đưa đến nội dung như thế nào (VD: seongon.com/dich-vu-seo thay vì seongon.com/323)
      • Một đường dẫn nên cho khách hàng hiểu về cấu trúc website (VD: giay.com/chinh-hang/giay-so-123.html)
      • Hãy tin tôi ở điểm này, nếu bạn không có url dạng domain.com/danh-muc/danh-muc-nho/ten-san-pham.html thì sau này bạn sẽ gặp vô vàn khó khăn khi sử dụng Google AdWords, Facebook Ads, Email Marketing, Automation Marketing.
    • Comment: một website có nhiều comment sẽ được đánh giá tốt, rõ ràng việc khách hàng và website tương tác với nhau nhiều hơn là điều ai cũng mong muốn, cả Google cũng vậy. Hãy tạo ra ô comment thật kích thích, thuận tiện, ở vị trí dễ nhìn, giống như Vnexpress vậy (hình bên trái)
      Bên trái là ô comment của VNexpress còn bên phải là của Suckhoedoisong
    • Tags: đây là yếu tố thuần túy người dùng nhất và bị người làm SEO hiểu nhầm nhiều nhất. Tag bản chất là thẻ nội dung giúp chủ website phân bổ nội dung vào các chủ đề chi tiết hơn, sau khi đã chọn chủ đề (danh mục) cho sản phẩm, nội dung. Điền Tag đúng là khi bạn nghĩ rằng nội dung bạn đang làm cần được phân loại vào nhóm nội dung nào nhỏ hơn. Nhưng người làm SEO là dịch ra Tag là từ khóa và thế là chúng ta cứ hồn nhiên điền vào ô Tag những từ khóa mà chúng ta nghĩ rằng liên quan hoặc muốn lên top. Hãy xem sai lần sau đây. Trong bài Giá vàng miếng tiến sát 37 triệu đồng một lượng, phóng viên của Vnexpress đã tác như sau (Tag đúng là: Giá vàng thế giới, Diễn biến giá vàng, Giá vàng trong nước, Chiến tranh thương mai Trung Mỹ):
      Tag ở dưới chân bài viết "Giá vàng miếng tiến sát 37 triệu đồng một lượng"
      Hệ quả đơn giản nhất là hệ thống của VNexpress đã chọn sai “bài liên quan” và bài về “Vàng” lại vô tình chui vào tag Mỹ (đáng ra tag Mỹ chỉ hiển thị các bài liên quan cực kỳ chặt chẽ đến chủ đề là Mỹ)

Chủ Nhật, 11 tháng 8, 2019

Hướng dẫn sữa lỗi Win 7 Build 7601

Chắc hẳn ai trong số chúng ta, những người đã từng sử dụng qua windows 7, vào 1 ngày đẹp trời nào đó! Khi màn hình Desktop của chúng ta bỗng dưng chỉ còn là 1 màu đen kèm theo những dòn chữ trắng hiện lên ở phía bên dưới góc phải màn hình như:
  • Windows 7.
  • Build 7601.
  • This copy of windows is not geniune.
Hẳn là ai cũng sẽ tìm cách đổi lại màn hỉnh nền là 1, 2 là google xem đấy là lỗi gì? Và tại sao khi đang sử dụng lai xảy ra hiện tượng như vậy? Hoặc những ai không có thời gian, hoặc không rành về máy tính sẽ mang con lap hoặc thùng pc của mình ra ngoài tiệm nhờ thợ sửa máy fix lỗi này. Nhưng các bạn có thấy như vậy là vừa mất thời gian, công sức và chút tiền không? Chính vì thế, nên hôm nay mình sẽ có 1 bài viết chia sẻ ngắn gọn về cách fix lỗi này trong vòng chưa tới 30s! Tin được không? Chưa tới 30s đấy nhé! 

Hình ảnh báo lỗi Build 7601 trên Windows 7
  • Đầu tiên, lỗi Build 7601 này là gì? Đây là lỗi mà chúng ta có thể hiểu nôm na, ngắn gọn là chưa crack win 7 hoặc trong quá trình crack win 7 bị lỗi, nên xảy ra hiện tượng này.
  • Vậy khi gặp lỗi Build 7601 này, nó sẽ ảnh hưởng gì đến máy tính? Và nếu có ảnh hưởng thì có nghiêm trọng không?    Xin thưa là khi gặp lỗi Build 7601, nó sẽ làm cho màn hình Desktop của chúng ta thành 1 màu đen, cho dù chúng ta có đổi hình ảnh ngoài màn hình Desktop thành 1 hình khác, nhưng sau khi Shutdown hoặc Restar lap hay PC lại, thì màn hình vẫn sẽ trở lại là màu đen kèm theo 3 dòng chữ màu trắng be bé xinh xinh phía dưới góc phải như hình trên.

Bây giờ, mình sẽ hướng dẫn mọi người từng bước để khác phục lỗi trên nhé!

  • Bước 1: Các bạn nhấn phím Star (phím có biểu tượng lá cờ Windows), sau đó nhấn vào ô “Search Program and Files” lệnh “cmd”.
  • Bước 2: Ta chuột phải vào cmd và chọn dòng “Run As Administrator” (như hình).
3
  • Bước 3: Sau đó 1 cửa sổ đen sẽ bật lên.
  • Tiếp đến, chúng ta gõ lệnh “slmgr /rearm” (hoặc “slmgr _rearm”), và nhấn “Enter”.
Sau khi Enter, máy báo như hình  , tức là các bạn đã thành công!    Rất đơn giản và nhanh đúng không nào!   Chúc các bạn thành công nhé!
Cập nhật lần cuối ngày 12/08/2019


CÔNG TY CỔ PHẦN ANY VIỆT NAM

  • Văn phòng GD: Số 20 Ngõ 1 Cầu Bươu, Tân Triều, Thanh Trì, Hà Nội
  • Xưởng sản xuất: Số 23-25 Ngõ 1 Cầu Bươu, Tân Triều, Thanh Trì, Hà Nội
  • Website: https://anybuy.vn * Email: info@anybuy.vn
  • Phòng KD: ☎ 0868.843.815 ☎ 0868.843.825 ☎ 0246.663.2233 ☎ 0246.663.2277
  • Phòng bảo hành: 0777.843.815
  • Lĩnh vực kinh doanh: Sản phẩm inox - Thiết bị bếp nhà hàng - Tủ đông mát bảo quản - Tủ trưng bày - Điện lạnh công nghiệp - Tủ sấy công nghiệp

Chủ Nhật, 28 tháng 7, 2019

Quy định về tốc độ và khoảng cách an toàn giữa các xe khi tham gia giao thông

QUY ĐỊNH VỀ TỐC ĐỘ VÀ KHOẢNG CÁCH AN TOÀN GIỮ CÁC XE KHI THAM GIA GIAO THÔNG

Tai nạn giao thông đang diễn ra từng ngày từng giờ và có thể cướp đi mạng sống của con người bất kì lúc nào. Một trong những việc cần làm để đảm bảo an toàn khi tham gia giao thông chính là hiểu rõ và tuân thủ quy định về tốc độ và khoảng cách an toàn giữa các xe khi tham gia giao thông.

Sau đây là một số nội dung cơ bản của Thông tư 91/2015/TT-BGTVT ngày 31 tháng 12 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định về tốc độ và khoảng cách an toàn của xe cơ giới, xe máy chuyên dùng tham gia giao thông trên đường bộ có hiệu lực từ ngày 01/3/2016.

1. Quy định về tốc độ khi tham gia giao thông

Tốc độ tối đa cho phép xe cơ giới trên đường bộ (trừ đường cao tốc) trong khu vực đông dân cư tối đa là 60 km/h trên đường đôi, có dải phân cách giữa và đường một chiều có từ 2 làn xe cơ giới trở lên. Với đường 2 chiều không có giải phân cách giữa và đường một chiều có 1 làn xe cơ giới thì tốc độ tối đa cho phép là 50 km/h.
Điều 6. Tốc độ tối đa cho phép xe cơ giới trên đường bộ (trừ đường cao tốc) trong khu vực đông dân cư
Loại xe cơ giới đường bộ
Tốc độ tối đa (km/h)
Đường đôi (có dải phân cách giữa); đường một chiều có từ 2 làn xe cơ giới trở lên
Đường hai chiều không có dải phân cách giữa; đường một chiều có 1 làn xe cơ giới
Các phương tiện xe cơ giới, trừ các xe được quy định tại Điều 8 Thông tư này.
60
50
Điều 7. Tốc độ tối đa cho phép xe cơ giới trên đường bộ (trừ đường cao tốc) ngoài khu vực đông dân cư
Loại xe cơ giới đường bộ
Tốc độ tối đa (km/h)
Đường đôi (có dải phân cách giữa); đường một chiều có từ 2 làn xe cơ giới trở lên
Đường hai chiều không có dải phân cách giữa; đường một chiều có 1 làn xe cơ giới
Xe ô tô con, xe ô tô chở người đến 30 chỗ (trừ xe buýt); ô tô tải có trọng tải đến 3,5 tấn.
90
80
Xe ô tô chở người trên 30 chỗ (trừ xe buýt); ô tô tải có trọng tải trên 3,5 tấn.
80
70
Ô tô buýt; ô tô đầu kéo kéo sơ mi rơ moóc; ô tô chuyên dùng; xe mô tô.
70
60
Ô tô kéo rơ moóc; ô tô kéo xe khác.
60
50
Điều 8. Tốc độ tối đa cho phép đối với xe máy chuyên dùng, xe gắn máy (kể cả xe máy điện) và các loại xe tương tự trên đường bộ (trừ đường cao tốc)

Đối với xe máy chuyên dùng, xe gắn máy (kể cả xe máy điện) và các loại xe tương tự khi tham gia giao thông thì tốc độ tối đa được xác định theo báo hiệu đường bộ và không quá 40 km/h.
Điều 9. Tốc độ của các loại xe cơ giới, xe máy chuyên dùng trên đường cao tốc.
Khi tham gia giao thông trên đường cao tốc, người điều khiển xe cơ giới, xe máy chuyên dùng phải tuân thủ tốc độ tối đa, tốc độ tối thiểu ghi trên biển báo hiệu đường bộ.
Tốc độ tối đa cho phép khai thác trên đường cao tốc không vượt quá 120 km/h.

2. Quy định về khoảng cách giữa các xe khi tham gia giao thông

Điều 11. Giữ khoảng cách an toàn tối thiểu giữa hai xe
Khi điều khiển xe tham gia giao thông trên đường bộ, người lái xe, người điều khiển xe máy chuyên dùng phải giữ một khoảng cách an toàn đối với xe chạy liền trước xe của mình; ở nơi có biển báo “Cự ly tối thiểu giữa hai xe” phải giữ khoảng cách không nhỏ hơn số ghi trên biển báo.
Điều 12. Khoảng cách an toàn giữa hai xe khi tham gia giao thông trên đường
1. Khi mặt đường khô ráo thì khoảng cách an toàn ứng với mỗi tốc độ được quy định như sau:
Tốc độ lưu hành (km/h)
Khoảng cách an toàn tối thiểu (m)
>60
35
80
55
100
70
120
100
Khi điều khiển xe chạy với tốc độ từ 60 km/h trở xuống, trong khu vực đô thị, đông dân cư, người lái xe phải chủ động giữ khoảng cách an toàn phù hợp với xe chạy liền trước xe của mình; khoảng cách này tùy thuộc vào mật độ phương tiện, tình hình giao thông thực tế để đảm bảo an toàn.

2. Khi trời mưa, có sương mù, mặt đường trơn trượt, đường có địa hình quanh co, đèo dốc, người lái xe phải điều chỉnh khoảng cách an toàn thích hợp lớn hơn khoảng cách an toàn ghi trên biển báo hoặc quy định tại khoản 1 Điều này.
Để đảm bảo hạnh phúc gia đình mình mọi người tham gia giao thông phải chấp hành nghiêm chỉnh những quy định về tốc độ và khoảng các an toàn của xe cơ giới, xe máy chuyên dùng tham gia giao thông trên đường bộ nêu trên.
Chúc các bạn luôn lái xe an toàn!

Thứ Bảy, 20 tháng 7, 2019

Cách nhận biết hiệu lệnh của cảnh sát giao thông

Cách nhận biết hiệu lệnh của cảnh sát giao thông

Theo Luật Giao thông đường bộ 2008, hiệu lệnh của cảnh sát giao thông là một hình thức báo hiệu đường bộ mà tất cả người tham gia giao thông phải tuân theo. Thế nhưng, không phải ai cũng biết rõ về các hiệu lệnh của cảnh sát giao thông.

Hiệu lệnh bằng tay


- Tay giơ thẳng đứng: Người tham giao thông ở ở tất cả các hướng đều phải dừng lại.
- Hai tay hoặc một tay dang ngang: người tham gia giao thông ở phía trước và ở phía sau người điều khiển phải dừng lại; người tham gia giao thông ở phía bên phải và bên trái người điều khiển được đi tất cả các hướng;
- Cánh tay trái người điều khiển gập đi gập lại sau gáy: người tham gia giao thông bên trái người điều khiển đi nhanh hơn
- Cánh tay phải người điều khiển gập đi gập lại trước ngực: người tham gia giao thông bên phải người điều khiển đi nhanh hơn

Cách nhận biết hiệu lệnh của cảnh sát giao thông (Ảnh minh họa)

- Bàn tay trái hoặc phải của người điều khiển ở vị trí ngang thắt lưng và đưa lên, xuống:người tham gia giao thông ở bên trái hoặc bên phải người điều khiển đi chậm lại
- Bàn tay trái hoặc phải của người điều khiển giơ thẳng đứng vuông góc với mặt đất: người tham gia giao thông ở bên trái hoặc bên phải người điều khiển dừng lại
- Tay phải giơ về phía trước: người tham gia giao thông ở phía sau và bên phải người điều khiển dừng lại; người tham gia giao thông ở phía trước người điều khiển được rẽ phải; người tham gia giao thông ở phía bên trái người điều khiển được đi tất cả các hướng; người đi bộ qua đường phía sau lưng người điều khiển giao thông được phép đi
- Tay trái giơ về phía trước lặp đi lặp lại nhiều lần, song song với tay phải: người tham gia giao thông ở phía bên trái người điều khiển được rẽ trái qua trước mặt người điều khiển.


Hiệu lệnh bằng còi

- Một tiếng còi dài, mạnh là ra lệnh dừng lại;
- Một tiếng còi ngắn là cho phép đi;
- Một tiếng còi dài và một tiếng còi ngắn là cho phép rẽ trái;
- Hai tiếng còi ngắn, thổi mạnh là ra hiệu nguy hiểm đi chậm lại;
- Ba tiếng còi ngắn thổi nhanh là báo hiệu đi nhanh lên;
- Thổi liên tiếp tiếng một, nhiều lần, mạnh là báo hiệu phương tiện dừng lại để kiểm tra hoặc báo hiệu phương tiện vi phạm.
Cũng theo Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 41:2016/BGTVT của Bộ Giao thông Vận tải, tất cả các lái xe, người đi bộ đều phải chấp hành nghiêm chỉnh hiệu lệnh của cảnh sát giao thông, kể cả trong trường hợp hiệu lệnh trái với tín hiệu của đèn giao thông, biển báo hiệu hoặc vạch kẻ đường. Điều này có nghĩa là, hiệu lệnh của cảnh sát giao thông có hiệu lực cao nhất, buộc người tham gia giao thông phải chấp hành.