Tìm kiếm Blog này

Thứ Bảy, 20 tháng 7, 2019

Cách nhận biết hiệu lệnh của cảnh sát giao thông

Cách nhận biết hiệu lệnh của cảnh sát giao thông

Theo Luật Giao thông đường bộ 2008, hiệu lệnh của cảnh sát giao thông là một hình thức báo hiệu đường bộ mà tất cả người tham gia giao thông phải tuân theo. Thế nhưng, không phải ai cũng biết rõ về các hiệu lệnh của cảnh sát giao thông.

Hiệu lệnh bằng tay


- Tay giơ thẳng đứng: Người tham giao thông ở ở tất cả các hướng đều phải dừng lại.
- Hai tay hoặc một tay dang ngang: người tham gia giao thông ở phía trước và ở phía sau người điều khiển phải dừng lại; người tham gia giao thông ở phía bên phải và bên trái người điều khiển được đi tất cả các hướng;
- Cánh tay trái người điều khiển gập đi gập lại sau gáy: người tham gia giao thông bên trái người điều khiển đi nhanh hơn
- Cánh tay phải người điều khiển gập đi gập lại trước ngực: người tham gia giao thông bên phải người điều khiển đi nhanh hơn

Cách nhận biết hiệu lệnh của cảnh sát giao thông (Ảnh minh họa)

- Bàn tay trái hoặc phải của người điều khiển ở vị trí ngang thắt lưng và đưa lên, xuống:người tham gia giao thông ở bên trái hoặc bên phải người điều khiển đi chậm lại
- Bàn tay trái hoặc phải của người điều khiển giơ thẳng đứng vuông góc với mặt đất: người tham gia giao thông ở bên trái hoặc bên phải người điều khiển dừng lại
- Tay phải giơ về phía trước: người tham gia giao thông ở phía sau và bên phải người điều khiển dừng lại; người tham gia giao thông ở phía trước người điều khiển được rẽ phải; người tham gia giao thông ở phía bên trái người điều khiển được đi tất cả các hướng; người đi bộ qua đường phía sau lưng người điều khiển giao thông được phép đi
- Tay trái giơ về phía trước lặp đi lặp lại nhiều lần, song song với tay phải: người tham gia giao thông ở phía bên trái người điều khiển được rẽ trái qua trước mặt người điều khiển.


Hiệu lệnh bằng còi

- Một tiếng còi dài, mạnh là ra lệnh dừng lại;
- Một tiếng còi ngắn là cho phép đi;
- Một tiếng còi dài và một tiếng còi ngắn là cho phép rẽ trái;
- Hai tiếng còi ngắn, thổi mạnh là ra hiệu nguy hiểm đi chậm lại;
- Ba tiếng còi ngắn thổi nhanh là báo hiệu đi nhanh lên;
- Thổi liên tiếp tiếng một, nhiều lần, mạnh là báo hiệu phương tiện dừng lại để kiểm tra hoặc báo hiệu phương tiện vi phạm.
Cũng theo Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 41:2016/BGTVT của Bộ Giao thông Vận tải, tất cả các lái xe, người đi bộ đều phải chấp hành nghiêm chỉnh hiệu lệnh của cảnh sát giao thông, kể cả trong trường hợp hiệu lệnh trái với tín hiệu của đèn giao thông, biển báo hiệu hoặc vạch kẻ đường. Điều này có nghĩa là, hiệu lệnh của cảnh sát giao thông có hiệu lực cao nhất, buộc người tham gia giao thông phải chấp hành.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét