Tìm kiếm Blog này

Chủ Nhật, 14 tháng 7, 2019

Những quy định chung về luật giao thông đường bộ

Chương I: NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
Luật này quy định về quy tắc giao thông đường bộ; kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ; phương tiện và người tham gia giao thông đường bộ; vận tải đường bộ và quản lý nhà nước về giao thông đường bộ.
Điều 2. Đối tượng áp dụng
Luật này áp dụng đối với tổ chức, cá nhân liên quan đến giao thông đường bộ trên lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Điều 3. Giải thích từ ngữ
- Sửa đổi, bổ sung các khái niệm để thống nhất, đồng bộ với hệ thống pháp luật như trọng lượng, trọng tải, khối lượng, trọng lượng, người điều hành vận tải, đường bộ, công trình đường bộ, đường cao tốc, xe cơ giới, xe điện, xe chở người, xe chở hàng bốn bánh có gắn động cơ, vận tải công cộng …;
- Sửa đổi, bổ sung khái niệm đường đô thị, đường phố, đường giao thông nông thôn để bao quát được hết ngõ, ngách của đô thị, đường liên thôn, đường nội đồng của giao thông nông thôn;
Sửa đổi, bổ sung các khái niệm như nút giao khác mức; đường gom; kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ…;
- Bổ sung các khái niệm về cứu hộ, cứu nạn; các khái niệm liên quan đến hệ thống giao thông thông minh;
- Bổ sung khái niệm chỉ giới xây dựng công trình đường bộ;
- Bổ sung khái niệm chủ sở hữu công trình đường bộ, người quản lý sử dụng công trình đường bộ;
- Xem xét sửa đổi, bổ sung khái niệm đường trục chính…
Điều 4. Nguyên tắc hoạt động giao thông đường bộ
Sửa đổi, bổ sung để làm rõ các nguyên tắc hiện đang quy định như: hoạt động giao thông đường bộ phải bảo đảm thông suốt, an toàn, hiệu quả, gắn với trật tự an toàn xã hội và chính sách an ninh, quốc phòng; nguyên tắc tiếp cận, sử dụng an toàn các phương tiện vận tải công cộng cho người già, trẻ em và người khuyết tật; nguyên tắc quản lý hoạt động phải được thực hiện thống nhất trên cơ sở phân công, phân cấp trách nhiệm, quyền hạn, có sự phối hợp chặt chẽ giữa các bộ, ngành, chính quyền địa phương các cấp; nguyên tắc phát triển giao thông theo quy hoạch tổng thể quốc gia, quy hoạch ngành; nguyên tắc phát triển đồng bộ, hiện đại...
Điều 5. Chính sách phát triển giao thông đường bộ
- Bổ sung chính sách phát triển: xem xét bổ sung các chính sách hỗ trợ, ưu đãi đối với từng hoạt động cụ thể; nghiên cứu bổ sung ưu tiên phát triển đối với hệ thống đường cao tốc; phát triển các tuyến đường vành đai các đô thị, phát triển các tuyến đường liên kết các khu vực kinh tế trọng điểm, phát triển giao thông nông thôn;
- Ưu tiên đầu tư phát triển các tuyến đường bộ kết nối với cảng hàng không, cảng biển, cảng đường thủy, ga đường sắt nhằm kết nối các phương thức vận tải;
- Bổ sung chính sách hỗ trợ đối với các đơn vị kinh doanh vận tải sử dụng phương tiện chạy nhiên liệu sạch; chính sách khuyến khích phát triển đối với các đơn vị kinh doanh xe buýt, trạm dừng nghỉ, bến xe khách,…;
Điều 6. Quy hoạch giao thông vận tải đường bộ
Sửa đổi các quy định về quy hoạch giao thông đường bộ phù hợp với Luật quy hoạch và yêu cầu phát triển, quản lý của ngành;
Điều 7. Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về giao thông đường bộ
Sửa đổi, bổ sung quy định về tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật về giao thông đường bộ theo hướng: mọi tổ chức, cá nhân hoạt động trong lĩnh vực giao thông đường bộ đều có trách nhiệm tuyên, truyền, phổ biến giáo dục pháp luật về đường bộ, phân định rõ trách nhiệm tuyên truyền của chính quyền địa phương, các cơ quan thông tin, truyền thông, Mặt trận tổ quốc Việt Nam trong việc tuyên truyền, vận động Nhân dân thực hiện tốt chính sách pháp luật về giao thông đường bộ.
Điều 8. Các hành vi bị nghiêm cấm
- Đưa một số hành vi không được thực hiện tại các chương trong Luật giao thông đường bộ hiện hành về Điều này để đảm bảo tính thống nhất;
- Bổ sung các hành vi cấm liên quan đến các hoạt động vận tải gây mất an toàn cho xã hội.
- Bổ sung hành vi cấm lưu hành phương tiện quá khổ, quá tải trái phép trên đường bộ.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét